- Nếu bạn đang xem clip này.
- Không, khi bạn đang xem clip này thì mày biết t đang nói về ai rồi nhé.
Nội dung video Foolproofing in English - Tránh mọi lỗi sai trong tiếng anh
Cô ấy than rằng rất ít khi nói chuyện với người bản ngữ vì sợ mắc lỗi và bạn biết đấy với tư cách một người bạn thân thiết, phản ứng rất tự nhiên của tôi là:“-Cái gì?
-Chúa ơi! Đường dây bị sao ấy mày ơi, tao không nghe thấy gì cả. Để lần khác nhé.”
Tất nhiên là đùa thôi, nói nghiêm túc thực ra vấn đề mắc lỗi cũng khá lớn đặc biệt là khi bạn muốn gây ấn tượng với người quan trọng, ví dụ như nhà tuyển dụng, người nổi tiếng mà bạn yêu thích hay một người bạn thích mà không bao giờ có cơ hội tiếp cận. Tôi có suy nghĩ khá nhiều về vấn đề này và khá nhiều tức là tôi đang đánh răng và có một số nội dung sau đây.
Nói đúng những gì cần nói.
Đây là điều tôi không thể chịu nổi về phim Hàn vì cứ phải qua vài chục tập, người hùng và mỹ nhân mới chạm tay được nhau, thật là điên rồ. Trong thực tế, chỉ cần nửa tập là bầu bì rồi. Thường thì sẽ tốt hơn nếu bạn đi thẳng vào vấn đề cần nói chứ không tốn thời gian vòng vòng vèo vèo để lảng tránh vấn đề vì nó thường dẫn đến hai chuyện:- Chúng ta thường nói linh tinh khi cảm thấy bối rối và tạo cho người nghe cảm giác thỏa mãn khi biết họ có thể xoay bạn vòng vòng chỉ với một vài từ đơn giản.
- Càng nói dai thì bạn càng dễ chệch khỏi chủ đề chính, mà càng xa chủ đề thì lời bạn nói càng vô nghĩa và càng bối rối thì lại càng nói dai. Nó là một vòng xoáy nguy hiểm mà chắc chắn bạn sẽ muốn tránh.
Đừng vội
Đừng nên nhằm điều này với việc cần quá nhiều thời gian để trả lời. Vì bạn biết đấy, khi người khác nói với bạn điều gì đó thì thường chờ đợi một sự phản ứng tức thời nếu không cũng cảm thấy khá nản nếu thấy người nói chuyện cùng đột nhiên thừ người ra và nói chuyện lạc lõng. Một số còn có thể nghĩ: “Chúa ơi! Cô ấy bị đột quỵ à!” cũng khá là rợn người đó. Tôi đang nói về tốc độ nói, khi bạn có thể điều chỉnh được cái này thì bạn có thể kiểm soát được mọi thứ: phát âm, ngữ pháp và tránh được những lỗi lặt vặt, dai dẳng và phổ biến.Để tránh mọi lỗi sai khi nói thì cần làm gì |
Cứ đơn giản thôi.
Tôi biết bạn đang nghĩ rằng cô Giang mà lại dám nói về sự đơn giản hả? À, ừ. Tôi phải công nhận ngay cả tôi đôi lúc cũng phải ngạc nhiên về sự dài dòng của mình. Bạn có thấy tôi vừa làm gì không? Tôi hoàn toàn có thể nói tôi là người thích dài dòng nhưng không...”hồi bé” tôi có làm mấy bài chữa lỗi trong câu mà trong đó mấy câu sai rõ nhất thường là dài nhất.Đừng mạo hiểm
Tôi biết tôi vẫn thường hay dụ các bạn ra khỏi khu vực an toàn nhưng trong những tình huống bạn cần tiếng Anh của mình càng ít lỗi càng tốt thì tốt nhất là cứ ở nguyên trong đó nhé. Hãy sử dụng những từ, cấu trúc quen thuộc với bạn để tránh mọi lỗi sai khi nói. Đừng dùng những gì mà bạn không chắc chắn về mặt nghĩa hay là cách phát âm. Và chắc chắn phải cẩn thận với các tục ngữ, tiếng lóng hay những câu thu hút sự chú ý vì chúng thường khó làm. Vậy nên đừng dùng khi bạn hoàn toàn không chắc chắn về cách sử dụng. Sẽ là không tốt khi bạn khoe khoang “võ công” của mình rồi sau đó lại bị bắt lỗi.Chúng ta cần làm gì để tránh mọi lỗi sai khi nói |
Đừng nói tôi không biết
Nói “Tôi không biết” không hề sai, chỉ là nó tạo ra lỗ hổng trong cá tính của bạn. Trừ khi bạn được hỏi về một sự thật cũng như nguyên tố tiếp theo sau sắt. Trong bảng tuần hoàn là gì? Tôi sẽ trả lời luôn và ngay là tôi không biết, tôi mù hòa, chấm và hết. Nhưng nếu mọi người hỏi ý kiến của bạn thì ngại gì mà không đưa ra chứ. Tôi hiểu là bạn có ý thức rằng ý kiến củ mình có thể hơi ngốc, thiếu thực tế hoặc khá khờ khạo, những ý kiến bản thân nó đã là chủ quan. Chúng có đúng hay sai, bạn có thể nói là bầu trời màu hồng nếu bạn thấy nó hoàn toàn bình thường, vì nó là ý kiến của bạn nên nó do bạn quyết định.Tổng kết lâu, tôi nghĩ chìa khóa để giảm bớt nguy cơ mắc lỗi là gia tăng kiểm soát, kiểm soát nội dung nói, kiểm soát cách truyền đạt nội dung đó và ngay cả cá tính của bạn nữa. Hy vọng video này có ích cho các bạn. Hẹn các bạn lần sau!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét