Nội dung video Tại sao không nên học nói tiếng Anh?
Đó là khi chúng ta thường tư duy là ‘học’ nói tiếng Anh. Tại sao bạn không nên học nói tiếng Anh???
Vấn đề ở chỗ, khi nói đến tiếng Anh chúng ta sẽ cần có hai phần, ‘học’ và ‘luyện’. Tỷ trọng củahai thành phần này không giống nhau với các kỹ năng khác nhau. Chẳng hạn với kỹ năng đọc, phần ‘học’
sẽ nặng hơn. Đương nhiên rồi, nếu bạn càng học thêm nhiều từ mới thì cơ hội hiểu được nội dung khi
đọc một tài liệu gì đó hẳn sẽ cao hơn. Ngoài ra, khi viết (sách hoặc báo) người ta cũng có xu hướng
dùng nhiều từ vựng hơn để tạo ra sự phong phú trong văn phong. Có một thống kê tôi từng đọc được
nói rằng tổng số lượng các từ vựng khác nhau dùng trong báo chí của Mỹ lên tới khoảng 5,000 từ.
Ngoài ra, với kỹ năng đọc thì nếu bạn gặp một từ nào đó tới khoảng 5 – 6 lần thì có lẽ là những lần
sau gặp lại bạn sẽ không phải mở từ điển ra nữa (với những bạn có trí nhớ tốt thì con số này có thể còn thấp hơn).
Với kỹ năng nghe thì sao? Đến đây thì yếu tố ‘luyện’ sẽ cao hơn một bậc, và ngược lại, chắc bạn cũng đoán ra, yếu tố ‘học’ sẽ nhẹ hơn một chút. Cá nhân Hưng cho rằng nếu bạn không nghe một cụm từ hoặc từ nào đó tới khoảng 15 lần (với tốc độ nói thông thường của người bản xứ) thì nhiều khả năng là bạn sẽ không nhận ra được từ hoặc cụm từ đó khi bạn nghe lại ở một tình huống khác.
Có thể bạn còn nhiều thắc mắc về kỹ năng nghe, tôi sẽ dành nhiều bút mực hơn để nói về điều này trong vài tuần tới. Còn hiện tại, hãy bàn một chút về kỹ năng nói…vậy sao chúng ta không nên học nói tiếng Anh?
Tại sao bạn không nên học nói tiếng Anh??? |
Không giống như nghe hay đọc, kỹ năng nói đòi hỏi khả năng ‘gợi nhớ’ (recall), hay nói theo cách đơn giản là ‘lục lại trong ký ức’ để tìm lấy từ vựng hay mẫu câu mà bạn đã được học và ‘lôi nó ra’ để áp dụng vào tình huống thực tế. Cá nhân tôi nhận thấy kỹ năng nói rất giống với một môn thể thao đối kháng……đó là võ thuật. Việc bạn ‘học’ được nhiều ‘chiêu thức’ không hề đảm bảo bạn sẽ không bị đo ván trên sàn đấu. Hơn nữa, việc ‘học’ các ‘chiêu thức’ quá phức tạp sẽ dẫn đến việc bạn càng khó khăn
khi muốn áp dụng chúng trên sàn đấu. Vậy các võ sĩ dày dạn kinh nghiệm sẽ khuyên bạn điều gì?
Một, Các ‘chiêu thức phức tạp’ sẽ không hiệu quả khi lên sàn đấu. Hai, ‘luyện võ’ quan trọng hơn ‘học võ’. Bạn không cần học quá nhiều, quan trọng là tập luyện để thành thạo những gì bạn đã học.
Quay trở lại chuyện nói tiếng Anh, sai lầm mà Hưng nhắc đến ở trên là ở 2 điểm chính:
Thứ nhất, chúng ta thường cố gắng học nhiều thêm từ mới hoặc các thành ngữ mới và hy vọng rằng chúng
sẽ là vũ khí giúp chúng ta phản xạ tốt hơn trên sàn đấu. Có thể bạn sẽ hỏi tôi rằng ‘nếu không biết
nhiều từ mới thì làm sao có thể diễn đạt các nội dung khác nhau trong các tình huống khác nhau? Đây
có lẽ là điều ít người biết….…chỉ cần 1,000 từ, nếu sử dụng thành thạo bạn hoàn toàn có thể đứng trên bục giảng và giảng bài bằng tiếng Anh.
Thời gian tới tôi sẽ gửi cho bạn một series khá thú vị để chứng minh điều này. Ngoài ra, khi cố gắng học thêm quá nhiều chiêu thức mới, bạn sẽ không có thời gian để ‘luyện’ chúng.
Những lý do bạn không nên học nói tiếng Anh |
Nhưng rõ ràng nếu bạn từng xem những đoạn video đấu võ tự do của các võ sĩ MMA thì hẳn sẽ thấy chúng khác trên phim đến thế nào. Tôi phải quay lại công việc rồi. Có thể bạn vẫn còn nhiều câu hỏi khác như: Những ‘chiêu thức đơn giản’ đó là gì? Và cách tập luyện thế nào để nhanh chóng thành thạo với chúng… nhưng tôi tạm dừng bút ở đây, lúc nào rảnh tôi sẽ chia sẻ thêm nhé. Trong lúc chờ đợi thì bạn hãy hành động, hãy làm một điều gì đó ngày hôm nay…
Bài viết được công ty dịch thuật Việt Uy Tín chuyên cung cấp các dịch vụ dịch công chứng lấy ngay, giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài sưu tầm và chia sẻ. Chúc các bạn thành công!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét