Những Câu Điều Kiện Bạn Nên Chú Ý Khi Sử Dụng

Câu điều kiện gồm có hai phần: Một phần nêu lên điều kiện (mệnh đề chỉ điều kiện) và một phần còn lại nêu lên kết quả (mệnh đề chỉ kết quả hay mệnh đề chính).
Ví dụ:
  • If it rains, I will stay at home. Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà
  • Hai mệnh đề trong câu điều kiện có thể đổi chỗ được cho nhau
  • You will pass the exam if you work hard :  Bạn sẽ thi đỗ nếu bạn chăm chỉ
Những loại câu điều kiện cần chú ý khi sử dụng
Có 3 loại câu điều kiện:

Câu điều kiện loại I:

  • Khái niệm: Câu điều kiện loại I còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại. Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
Cấu trúc:

If + S + V (hiện tại), S + will + V (nguyên mẫu)

Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.
Ví dụ:
  • If you come into my garden, my dog will bite you. 
           (Nếu anh vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh đó.)
  • If it is sunny, I will go fishing.
          (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)

Câu điều kiện loại II:

Khái niệm:
  • Câu điều kiện loại II còn được gọi là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
  • Điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, điều kiện chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc:
If + S + V (quá khứ), S + would + V (nguyên mẫu)
Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì quá khứ đơn,riêng động từ “to be” thì chia là “were” cho tất cả các ngôi,động từ của mệnh đề chính không chia.

Cấu trúc khi sử dụng câu điều kiện trong câu
Ví dụ:
  • If I were a bird, I would be very happy.
          (Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc.)     <= tôi không thể là chim được
  • If I had a million USD, I would buy that car.
          (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.)     <= hiện tại tôi không có

Câu điều kiện loại III:

Khái niệm:
  • Câu điều kiện loại III là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
  • Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.

Cấu trúc:
If + S + had + P.P (quá khứ phân từ), S + would + have + P.P
Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).
Ví dụ:
  • If he had come to see me yesterday, I would have taken him to the movies. 

        (Nếu hôm qua nó đến thăm tôi thì tôi đã đưa nó đi xem phim rồi.)
  • If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him.

        (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)

Trên đây là 3 loại câu điều kiện công ty dịch thuật của chúng tôi sàng lọc ra, đã khiến nhiều bạn  nhầm lẫn cách sử dụng với nhau trong thời gian dài gần đây . Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ không bị mắc lỗi khi sử dụng câu điều kiện nữa nhé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

VỀ CHÚNG TÔI

Du học TinEdu là công ty thành viên của TIN Holdings - thương hiệu lớn, uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn du học. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Chúng tôi đã tư vấn và thực hiện thành công hàng ngàn hồ sơ cho du học sinh toàn quốc.

VĂN PHÒNG TP.HCM

Địa chỉ: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐÀ LẠT

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Địa chỉ: P.608, Tầng 6, 142 Lê Duẩn, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline / Zalo / Viber: 0948 748 368

Email: cs@tinedu.vn

 

VĂN PHÒNG ĐẮK LẮK

Địa chỉ: 55 Lý Thái Tổ, Phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: 1900 633 379

Hotline: 0941 37 88 33

Email: cs@tinedu.vn

LIÊN KẾT