Cấm giáo viên gọi tên tiếng Anh của học sinh, đúng hay sai?. Với cương vị là giáo viên dạy tiếng Anh, thầy Nguyễn Xuân Quang đã chia sẻ quan điểm của mình về việc Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ra qui định giáo viên bản ngữ không được đặt tên tiếng Anh cho học sinh mà phải gọi bằng tên tiếng Việt.
Với những cái tên như Phúc, Dũng, Bích, Quyên, … đều rất khó phát âm với người nước ngoài. Jackie Chan tên thật là gì? Chắc hẳn rất ít người biết đến cái tên tiếng Trung khó đọc của ông “Chan Kong – sang”. Không chỉ Jackie mà thậm chí rất nhiều người sống trong môi trường đa văn hóa, đa dân tộc này đều tạo ra cho mình những nickname để tiện cho việc giao tiếp. Vậy mà Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM lại đưa ra những qui định như vậy. Thiết nghĩ, họ có cần quan tâm, can thiệp sâu vào từng hoạt động nhỏ tại các lớp học tiếng Anh hay không. Hãy để những điều chuyên môn, cách tốt nhất cho học trò cho giáo viên tiếng Anh đảm nhiệm.
Việc cấm gọi tên tiếng Anh đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc học của trẻ, thứ nhất việc gọi tên tiếng Anh sẽ không ảnh hưởng gì đến thuần phong mỹ tục, thứ hai việc chọn một cái tên tiếng Anh đôi khi cũng kích thích sự thích thú và mang hiệu ứng tốt về tâm lí cho trẻ. Học ngôn ngữ cũng là học văn hóa, học tiếng Anh thông dụng và có một cái tên tiếng Anh giúp học sinh tự tin hơn, gần gũi hơn với ngôn ngữ mình đang theo học.
Giáo viên bản ngữ dạy tiếng Anh
Bên cạnh đó, việc gọi học sinh bằng tên tiếng Anh do chính học sinh lựa chọn cũng giúp ích cho việc xóa bỏ đi khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Thay vì chú ý phát âm đúng tên, giáo viên có thể tập trung sâu hơn vào việc giảng dạy để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một điều khác trong qui định là việc cấm giáo viên bản ngữ sử dụng CD, máy tính, … cho việc giảng dạy, điều này lợi bất cập hại. Điều đó sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa giáo viên bản xứ và giáo viên bản địa, bên cạnh đó còn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập của các em khi học với giáo viên nước ngoài, trong khi các kỹ năng và phương pháp học tiếng Anh không hề khó.
Hơn thế nữa còn có yêu cầu các tiết học có giáo viên bản xứ phải có sự tham gia của giáo viên Việt Nam, nhưng tuyệt đối không được sử dụng tiếng Việt. Điều này sẽ bất lợi và khó hiểu: Thứ nhất, tại sao phải có giáo viên Việt giám sát? Có phải giáo viên bản xứ kém chất lượng? Nếu kém chất lượng tại sao lại cho giáo viên bản xứ đứng lớp? Thứ hai, cấm sử dụng tiếng Việt trong suốt quá trình đứng lớp là không phù hợp. Việc giảng dạy có mục tiêu cao nhất đó là làm sao để học sinh tiếp thu bài tốt chứ không phải là việc giáo viên sử dụng 100% tiếng Anh trên lớp hay sử dụng song ngữ Anh Việt. Đối với số học sinh tại các lớp đã thành thạo tiếng Anh và đã giao tiếp tốt thì việc sử dụng 100% tiếng Anh là rất tốt. Nhưng bên cạnh đó sẽ có một số lớp chưa thành thạo và chưa tiếp xúc với giáo viên nước ngoài bao giờ thì việc sử dụng song ngữ Anh Việt sẽ mang lại hiệu quả học tập cao hơn cho học sinh, lúc đó giúp việc học tiếng anh hiệu quả hơn.
Học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ
Cấm Giáo Viên Gọi Tên Tiếng Anh Của Học Sinh, Đúng Hay Sai?
14:25
No comments
Do giáo dục là một ngành đặc thù, nên việc đưa ra khá nhiều quyết định bất cập này Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM nên tham khảo ý kiến của các bên cùng các ban ngành liên quan như thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh, … để có những quyết định đúng hơn.
Về nguyên tắc, nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM là kiến tạo một môi trường giáo dục tốt để các thầy cô phát huy lợi thế nhất định, còn đối với thầy cô chất lượng chuyên môn và hoạt động lớp học tốt nhất.
Với ý kiến mà thầy Nguyễn Xuân Quang bày tỏ về việc cấm giáo viên gọi tên tiếng Anh của học sinh thì hầu hết có một số người sẽ đồng tình, nhưng bên cạnh đó sẽ có một số người lại ủng hộ quyết định của Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhưng phải có một lí lẽ nhất định dành cho sự việc này. Công ty dịch thuật Việt Uy Tín luôn hi vọng mọi người đồng lòng để cùng phát triển một nền giáo dục phát triển theo định hướng hiện đại cho Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét